Chăm sóc sức khỏe ( cho trẻ uống thuốc đúng cách)

Chăm sóc sức khỏe ( cho trẻ uống thuốc đúng cách)
CHO TRẺ UỐNG THUỐC ĐÚNG CÁCH
ELLAC – SAIGONFOOD
Uống thuốc đúng cách một sự việc hết sức đơn giản, ai cũng biết chỉ cần thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của bác sỹ, nhưng có một vài điều rất nhỏ nếu chúng ta không chú ý đến sẽ gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc và làm giảm tác dụng trị bệnh của thuốc.
Có nhiều người lớn khi bệnh đã uống thuốc một cách tùy hứng, ví dụ như : vì bận rộn quên mất một cữ uống thuốc và dùng liều thuốc đó uống cộng dồn vào các cữ uống thuốc sau đó, hoặc uống thuốc 1-2 ngày thấy bệnh đã khỏi thì ngưng thuốc ngay, đơn giản vì “ tôi đã khỏi bệnh” uống thuốc là một vấn đề phiền toái, bất đắc dĩ.
Với những cách uống thuốc như thế rất có hại cho sức khỏe, làm tăng tác dụng phụ của thuốc, làm lờn thuốc rất sẽ khó điều trị hơn khi bệnh tái phát.
Mỗi một loại thuốc có công hiệu, tính chất phản ứng khác nhau, tác dụng trực tiếp đến bộ phận cơ thể con người khác nhau và có công hiệu thời gian cũng khác nhau
( vd: thuốc H/A uống buổi sáng, kháng sinh sau khi ăn no, an thần buổi tối …)
Uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian sẽ đem lại hiệu quả cao trong vấn đề điều trị bệnh
Hầu hết các trẻ mắc bệnh đều được theo dõi và điều trị tại nhà bằng các loại thuốc uống theo toa của bác sỹ. Chính vì vậy việc cho trẻ uống thuốc đúng cách là điều quan trọng
Không tự ý dùng thuốc cho trẻ vì có thể gây ngộ độc, lờn thuốc . Luôn tuân theo các hướng dẫn của bác sỹ khi dùng bất kỳ thuốc gì cho trẻ.
Không tự ý giảm hoặc tăng liều thuốc
Không sử dụng toa cũ, lấy thuốc của trẻ này cho trẻ khác uống.
Không bóp mũi trẻ để đổ thuốc. Giải thích và dỗ dành nếu trẻ khóc hoặc không chịu uống thuốc.
Không pha thuốc vào sữa,nước ép trái cây hoặc thức ăn của trẻ.
Không cho trẻ uống thuốc lúc bụng đói, nhất là các thuốc giảm đau, kháng viêm như aspirine, corticoide, …để phòng chứng loét dạ dày.
NHỮNG ĐIỀU NÊN TRÁNH KHI
CHO TRẺ UỐNG THUỐC
Để trẻ uống thuốc dễ dàng và không sợ hãi, nên chọn dạng thuốc thích hợp cho trẻ.
Đối với trẻ nhỏ, trẻ nhủ nhi cần chọn dạng thuốc lỏng như : Sirô, hỗn dịch, nhũ dịch (hỗn dịch, nhũ dịch là dạng thuốc lỏng có mầu trắng đục như sữa, trước khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều ) hoặc thuốc giọt hoà vào nước đễ uống. Đây là các thuốc đã được bào chế thơm, ngọt nên trẻ thích uống.
Cũng có thể chọn những loại thuốc có dạng bột, thuốc cốm đựng trong gói, khi uống sẽ hoà với nước thành dạng lỏng có mùi thơm vị ngọt dễ uống đối với trẻ
CHO TRẺ UỐNG NHỮNG LOẠI THUỐC PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỒI
Đối với những trẻ lớn, thường từ 5 tuổi trở lên, có thể nuốt được viên thuốc, ta có thể cho trẻ uống thuốc dạng viên nén hoặc thuốc hình bao con nhộng. Không nên ghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng, sẽ làm cho trẻ sợ hãi. Điều cần lưu ý nữa là không nên hù doạ, tạo không khí căng thẳng mà cần mềm mỏng, kiên trì thuyết phục khi cho trẻ uống thuốc.
CHO TRẺ UỐNG NHỮNG LOẠI THUỐC PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI
KHÔNG PHA THUỐC VÀO BẤT CỨ LOẠI NƯỚC NÀO HOẶC THỨC ĂN CHO TRẺ
Chỉ nên pha thuốc với nước đun sôi để nguội để đảm bảo dược tính của thuốc và duy trì hiệu quả điều trị.
Thành phần và hiệu quả tác dụng của thuốc sẽ bị thay đổi nếu pha thuốc vào những loại dịch uống hoặc thức ăn sau đây:
KHÔNG PHA THUỐC VÀO SỮA
Pha thuốc vào bình sữa cho trẻ bú :
Sữa công thức (sữa bò) chứa nhiều kali và sắt. Những chất này khi gặp một số thuốc sẽ phản ứng, tạo ra một số tạp chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thu thuốc của lòng ruột và dạ dày. Thậm chí có những loại thuốc còn bị những chất này phá huỷ.
Ngoài ra canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.
KHÔNG PHA THUỐC
VÀO NƯỚC ÉP TRÁI CÂY
Pha thuốc vào nước ép trái cây:
Trong nước trái cây, nhất là nước cam, chanh có thành phần acid tương đối nhiều. Khi dùng nước trái cây để uống thuốc có thể làm xảy ra một số phản ứng hoá học dẫn đến thay đổi tính chất của thuốc.
Khi dùng thuốc với nước nho ép có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh ( lý do nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
KHÔNG PHA THUỐC VÀO THỨC ĂN
Pha thuốc vào thức ăn hoặc thức uống của trẻ :
Mùi vị thơm ngon cuả thức ăn, thức uống sẽ hoà lẫn với mùi vị lạ của thuốc.
Trẻ kén ăn hoặc nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng từ chối thức ăn, thức uống đã được pha thuốc, dù đó là những thức ăn mà trước đây trẻ yêu thích.
Đối với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế trẻ sẽ cho là mình bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ.
CHUẨN BỊ TỦ THUỐC – AN TOÀN CHO TRẺ
Nên có thuốc giảm đau, hạ nhiệt paracetamon (không được dùng aspirin ) đễ hạ sốt cho trẻ,
Thuốc kháng histamin ở dạng sirô (phénergan, théralène )đễ trị ho,nôn ói và dị ứng,
Gói oresol đễ bù nước và chất điện giải khi trẻ bị tiêu chảy.
Nên có dung dịch nhỏ mũi NaCl 0,9% (nước muối sinh lý) để nhỏ mũi, sổ mũi
Dung dịch sát khuẩn như povidine để sát trùng các vết thương nhỏ ngoài da
Các thuốc thông thường này có thể hỏi dược sĩ tại các nhà thuốc hoặc đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cho trẻ.
Tất cả các loại thuốc điều trị tại nhà tuyệt đối phải xa tầm tay của trẻ
Điều quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ : nếu dùng các thuốc thông thường để trị các rối loạn nhẹ ở trẻ sau 3 ngày không thấy đỡ phải đưa trẻ đến bác sỹ khám bệnh càng sớm càng tốt .
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Chăm sóc sức khỏe ( cho trẻ uống thuốc đúng cách)
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Ngọc Kim Anh
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Chăm sóc sức khỏe
Gửi lên:
04/03/2014 15:41
Cập nhật:
04/03/2014 15:41
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
348.50 KB
Xem:
574
Tải về:
53
  Tải về
Từ site Trường Mầm Non Định Hiệp:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

- Sữa 
- Soup nui

Bữa trưa:

- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Bánh mì sandwich,hột gà

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây