Bệnh Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm.
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM MÙA
Bệnh Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm.
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Bệnh Cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu, triệu chứng cúm thường gặp:
Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường xuất hiện sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh cúm và cảm lạnh do triệu chứng cúm và cảm lạnh tương đồng với nhau. Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh cúm là đau họng, sổ mũi và hắt hơi ( giống với cảm lạnh) thì bệnh cúm còn có các dấu hiệu cảnh báo như sau:
+ Sốt vừa đến sốt cao ( trên 38 độ C)
+ Cảm giác ớn lạnh
+ Đau đầu, chóng mặt
+ Đau nhức cơ bắp
+ Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực
+ Buồn nôn, tiêu chảy ( thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn)
Thời gian ủ bệnh cúm thường kéo dài trong khoảng 2 ngày. Sau khoảng 5 ngày triệu chứng sốt và các triệu chứng khác sẽ biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ hết trong vòng một hoặc 2 tuần.
Hiện nay thời tiết chuyển mùa, đồng thời ô nhiễm môi trường, tập trung đông người tạo điều kiện thuận lợi cho vi rút cúm phát triển và lây lan. Để chủ động phòng chống cúm mùa, Thông điệp truyền thông phòng, chống Cúm ( đính kèm Công văn số: 07/CV-TTYT ngày 10/02/2025) của TTYT huyện Dầu Tiếng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
- Che miệng và mũi khi ho hoặc khi hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vãi hoạc khăn tay, khăn giấy hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết theo đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang tại nơi tập đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng, trụ sở làm việc, bệnh viện…
- Thường xuyên rữa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhan (cồn) nhất là sau khi ho hoặc hắt hơi.
- Không khách nhỗ bừa bãi nơi công cộng.
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không thật sự cần thiết.
- Chủ động đến cơ sở y tế (TTYT huyện Dầu Tiếng) để được tư vấn tiêm ngừa Cúm.
- Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khoẻ…
*Lưu ý: Khi có các triẹu chứng Ho, sốt, đau đầu, mệt mõi, chán ăn, sổ mũi; Không tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà mà cần liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn, khám và theo dõi điều trị kịp thời.
Sức khỏe là tài sản lớn nhất của mỗi chúng ta vì vậy những bệnh truyền nhiễm như bệnh Cúm tiêm vác xin bảo vệ là điều cần thiết cho mọi người./.
Nhân viên y tế: Nguyễn Thị Ngọc Huyền