BÀI TUYỀN TRUYỀN HƯỚNG DẪN MUA VÀ SỬ DỤNG MUỐI I-ỐT
Tác dụng của iốt:
- Duy trì quá trình trao đổi năng lượng của cơ thể
- Thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể.
- Giúp tăng cường chức năng tuyến giáp vốn đã bị suy nhược, hồi phục chức năng cơ thể, cải thiện các hoạt động trí lực một cách gián tiếp.
Những thực phẩm có iốt:
- Các loại cá biển và các động vật vỏ cứng ở biển.
- Các thực phẩm trên cạn như trứng, sữa chứa hàm lượng iốt cao, sau đó là các loại thịt.
- Ngoài ra, trong muối có hàm lượng iốt lớn. Càng là muối tinh chế, hàm lượng iốt càng ít.
Tác hại của việc thiếu iôt.
- Thiếu iốt ở thai phụ dễ xảy ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nếu thiếu iốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.
- Thiếu iốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng... Ngoài ra thiếu iốt còn gây ra bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi...
- Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu iốt do nhu cầu tăng cao.
Phòng ngừa thiếu iốt
- Sử dụng muối iốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu iốt cho cơ thể và phòng được các rối loạn do thiếu iốt.
Nếu thừa iôt?
Nếu lượng iốt được cung cấp quá nhiều do cung nhiều hơn cầu hoặc uống thuốc chứa iốt thường xuyên... sẽ gây nên hội chứng cường giáp, hay gặp nhất là bệnh Grave (Basedow), ngoài ra còn có u tuyến độc giáp (Toxic Adenoma), viêm tuyến giáp (Thyroiditis)./.