PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT

Thứ năm - 01/02/2024 15:05
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng nhiễm độc xảy ra khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc độc tố. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng thường xảy ra nhiều hơn vào dịp Tết Nguyên Đán do nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, các gia đình đều có thói quen cất trữ nhiều thức ăn trong tủ lạnh thời gian dài. Do vậy, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết là điều hết sức cần thiết.
PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM  TRONG DỊP TẾT

Dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm

– Đau quặn bụng

– Tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần trong 24 giờ.

– Buồn nôn, nôn

Đặc biệt cần lưu ý các triệu chứng có khả năng đe dọa tính mạng

– Sốt cao hơn 39 độ C

– Các triệu chứng mất nước bao gồm: Háo nước, da khô, môi khô, mắt trũng, tay chân lạnh, …

– Tiểu ít, nước tiểu vàng sậm hoặc không có nước tiểu

– Mạch nhanh, tụt huyết áp, thở nhanh, biểu hiện mệt mỏi, li bì, dễ bị kích thích, co giật, ngưng tim, ngưng thở.

– Đặc biệt ở trẻ nhỏ: môi khô, lưỡi khô, phản xạ uống nước kém, mắt má trũng, khóc không ra nước mắt, tã trẻ không ướt trong 2-3 giờ, …
 

img 20230322 062342

2. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết, nên thực hiện 10 nguyên tắc “vàng” sau:     

– Chọn thực phẩm tươi sạch.

– Thực hiện “ăn chín, uống sôi”; ngâm kỹ, rửa sạch rau quả khi ăn sống.

– Thức ăn sống, chín phải để riêng; không dùng lẫn dụng cụ chế biến.

– Giữ dụng cụ, nơi chế biến luôn khô sạch.

– Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn.

– Chế biến thức ăn bằng nước sạch.

– Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín.

– Ăn ngay thức ăn khi vừa nấu xong.

– Đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại.

– Không ăn thức ăn ôi thiu.

3. Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm         

Khi có trường hợp ngộ độc thực phẩm cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất dù là ngộ độc nặng hay nhẹ, ít hay nhiều người mắc.

3.1 Trường hợp bị ngộ độc nhẹ

– Dấu hiệu ngộ độc nhẹ như buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…

– Nếu các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng 4-6 giờ sau khi ăn: khi đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày, chưa xuống ruột, trường hợp này cần khẩn trương làm cho người bị ngộ độc nôn ói để tống thức ăn bị nhiễm độc ra khỏi dạ dày.

+ Cách gây nôn thông thường là ngoáy họng nếu bệnh nhân còn tỉnh táo. Có thể cho bệnh nhân uống dung dịch nước muối loãng (2 thìa canh muối pha vào một cốc nước ấm), rồi ngoáy họng để kích thích nôn.

+ Trường hợp bệnh nhân lơ mơ không tỉnh táo hoặc có co giật thì không được phép gây nôn, đề phòng bệnh nhân bị sặc.

– Đối với trường hợp người ngộ độc bị tiêu chảy: nên uống nhiều nước,không nên uống sữa. Để người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa 1 lít nước với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể. Mặt khác uống nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà độc tố sẽ mang lại.

3.2 Trường hợp bị ngộ độc nặng

Dấu hiệu như nôn ói, tiêu chảy nhiều lần, đau đầu, tê môi, nổi mẩn đỏ… Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để cấp cứu.”


Tác giả: Mầm non Định Hiệp Phạm Bạch Liên

Nguồn tin: Nguyễn Thị Ngọc Huyền:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây