Chăm sóc sức khỏe ( xử lý trẻ sốt cao )

Chăm sóc sức khỏe ( xử lý trẻ sốt cao )
CÁC CÂU HỎI XỬ TRÍ
KHI TRẺ BỊ BỆNH
ELLAC – SAIGONFOOD
SỐT CAO CO GIẬT
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em trong nhiều bệnh cảnh khác nhau.
Trẻ sốt cao liên tục sẽ rất nguy hiểm vì có thể xảy ra các cơn co giật.
Nếu không khống chế được, cơn co giật sẽ khiến não của trẻ thiếu ôxy, tổn thương các tế bào thần kinh, làm suy giảm trí tuệ và có thể lên cơn động kinh.
Khi cơn co giật do sốt cao ở trẻ nếu đã xảy ra thì rất hay tái phát. Điều này gây hoang mang rất nhiều cho các bậc cha mẹ, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Vì thế, khi trẻ có biểu hiện sốt cao cần đưa trẻ đi khám ngay để tìm nguyên nhân điều trị kịp thời.
CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ SỐT
Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa, hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.
Cặp nhiệt độ: có 4 vị trí có thể đo nhiệt độ cho trẻ:
Nếu kẹp nhiệt kế vào nách trẻ thì nhiệt kế phải được giữ ít nhất 3 phút và phải cộng thêm 0,5°C nữa.
Nếu đặt nhiệt kế trong hậu môn, cách này chính xác nhất, chỉ cần 1 – 2 phút là đọc được kết quả.
Nếu cho nhiệt kế ngậm trong miệng, cách này dễ đặt nhưng phải để 7 – 10 phút mới đọc kết quả
Nếu lấy nhiệt độ ở tai có thể đọc kết quả nhanh nhưng nếu có viêm tai thì khó chính xác.
CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ SỐT
Cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và điện giải cho trẻ bằng Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng.


Cho trẻ ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp,… uống thêm các loại nước hoa quả như cam, chanh,….


Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38°C:
Cởi bớt quần áo, chỉ mặc quần áo mỏng cho trẻ,không đắp chăn.
Uống nhiều nước.
Theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.
CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ SỐT
Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38°– 38,5°C:
Chườm mát để hạ sốt cho trẻ
Cách làm: Cho nước lạnh vào trong chậu. Cho thêm nước nóng vào, bằng 1/2 lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.
Dùng khăn bông mềm, sạch, nhúng vào chậu nước, vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ, nhất là các vị trí như nách, bẹn, chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37,5°C, mặc lại quần áo cho trẻ.
Cần phải theo dõi nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.
CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ SỐT
Nếu thân nhiệt của trẻ 38,5°C trở lên:
Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc ghi trong hướng dẫn sử dụng.
Nếu trẻ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.
CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ SỐT
KHÔNG ĐƯỢC LÀM KHI TRẺ ĐANG SỐT
Không mặc nhiều quần áo ấm hoặc đắp chăn
Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho trẻ sẽ khiến trẻ bị sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại vi.
Không xát chanh hay đánh gió cho trẻ.
Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc.
Tuyệt đối không được sử dụng aspirine.
NHẬN BIẾT CƠN CO GIẬT DO SỐT CAO
Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi.
Khi bé bị sốt trên 39°C thường bị xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39°C.
Khi bị sốt co giật, trẻ thường bị kiểu co giật lan toả toàn thân.
Mỗi cơn co giật thường kéo dài không quá 10 phút.
Sau cơn co giật trẻ sẽ ngủ. Nên đánh thức trẻ tỉnh dậy ngay nếu không sẽ rơi vào trạng thái li bì, mê man, hôn mê, gọi hỏi không biết.
SƠ CỨU TRẺ BỊ CO GIẬT DO SỐT CAO
Để trẻ nằm yên trên giường hoặc phản, nơi bằng phẳng để đề phòng khi co giật, trẻ có thể bị ngã hoặc va đập vào vật cứng, tránh kích thích nhiều.
Trong cơn giật, đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi nghiêng sang một bên. Cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ dễ thở và hạ bớt thân nhiệt.
Dùng vật mềm hoặc khăn mặt đặt giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi. Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ để tránh gẫy răng.
Khi ngừng cơn giật phải ngay lập tức đưa trẻ về tư thế an toàn (lật nghiêng trẻ sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau) để nếu trẻ có nôn thì chất nôn không trào ngược vào đường hô hấp gây nguy hiểm cho trẻ.
Dùng khăn nhúng vào nước ấm lau người trẻ nhiều lần, nhất là vùng nách và bẹn để hạ bớt thân nhiệt.
Làm mát môi trường xung quanh bằng cách hạn chế số lượng người quanh trẻ, mở thông thoáng cửa sổ và cửa ra vào.
Có thể dùng dùng thuốc hạ sốt loại viên đặt hậu môn với liều 10 -15mg/ kg trọng lượng cơ thể. (viên đặt hậu môn: dưới 2 tuổi dùng viên paracetamol 80mg, trẻ lớn dùng viên 150mg). cần chú ý thực hiện đúng thao tác: đặt đầu nhọn của viên thuốc vào trước và bóp hai mép hậu môn lại trong vài giây
Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
SƠ CỨU TRẺ BỊ CO GIẬT DO SỐT CAO
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI TRẺ ĐANG SỐT CAO CO GIẬT
Không nên tìm cách chống lại cơn co giật của trẻ bằng cách ghì chặt trẻ vì có thể gây tổn thương ở một số bộ phận cơ thể, hoặc có thể làm gãy xương trẻ.
Không được cho trẻ ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể gây sặc cho trẻ.
Không ủ ấm, mặc thêm quần áo cho trẻ mặc dù trong cơn sốt cao trẻ có thể bị rét run mà phải tìm cách hạ nhiệt nhanh chóng bằng cách làm mát cơ thể và môi trường xung quanh.
ĐỀ PHÒNG TRẺ SỐT CAO
CO GIẬT NHƯ THẾ NÀO ?
Đưa trẻ đi khám bệnh tại cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu sốt.
Trong khi trẻ bị sốt cần cho uống nhiều nước, tốt nhất là nước ORS.
Để trẻ nằm nơi thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo, tuyệt đối không bọc kín hay ủ ấm trẻ.
Lau mát cơ thể trẻ bằng nước ấm.
Không để thân nhiệt trẻ quá 39°C.
Phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ, bằng cách đo nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt.
Luôn có tủ thuốc gia đình
CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ
BỊ CHẢY MÁU CAM
NGUYÊN NHÂN CHẢY MÁU CAM
Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, làm vỡ các mạch máu lớn trong hốc mũi gây chảy máu
Do các dị vật đường thở mà trẻ mắc phải: như nhét hạt cườm, hòn bi hay hạt lạc… vào trong hốc mũi.
Do thời tiết quá lạnh: khiến đường thở bị khô hoặc bị dị ứng trong trường hợp viêm mũi dị ứng gây ho và hắt hơi quá mức.
Do thời tiết quá nóng: trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu trong lỗ mũi bị vỡ, gây chảy máu .
Trẻ em thường có tật hay ngoáy mũi vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.
Do trẻ bị mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên: như cảm cúm, viêm xoang mũi cấp và mãn tính hay do hít phải hơi độc.
Một số bệnh lý về máu: xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, bệnh thiếu các yếu tố đông máu.
Do có sự xuất hiện của khối u: u máu vách ngăn, u máu cuống mũi, u ác tính xoang hàm, u xơ vòm.
Một số bệnh lý dị dạng mạch máu mũi, suy dinh dưỡng.
CÁC BƯỚC XỬ LÝ KHI
TRẺ EM CHẢY MÁU CAM
Bình tĩnh
Xác định bên chảy máu: lau sạch cửa mũi trước hai bên, cho trẻ cúi người về trước bạn sẽ dễ dàng xác định được bên chảy máu.
Cầm máu: vì đa số là do chảy máu mũi vô căn do vỡ điểm mạch mũi trước, nên bạn chỉ cần cho trẻ ngồi nghỉ hơi cúi người ra phía trước, Bóp cả 2 cánh mũi lại với nhau bằng ngón cái và ngón trỏ trong vòng 7-10 phút.
Nếu máu còn chảy xuống họng dặn bé dùng lưỡi lùa máu ra mỗi 2-3 phút để theo dõi lượng máu mất.
Nếu sau 10 phút máu vẫn còn chảy nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất. Trên đường đi bạn vẫn tiếp tục cho trẻ duy trì cách cầm máu như trên.
Lưu ý:
- Tuyệt đối phải dặn dò kỹ không cho trẻ nuốt máu vào bụng vì hậu quả sẽ gây nôn ói, gây mất nước và các chất điện giải làm nặng hơn tình trạng của bệnh.
- Không cho trẻ hỉ mũi trong vòng ít nhất là ba giờ sau một vụ chảy máu cam. Như vậy sẽ khơi lại nguồn chảy máu.
CÁCH PHÒNG NGỪA
Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt, thường xuyên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế khả năng trẻ tự gây tổn thương niêm mạc mũi của mình khi đùa nghịch hay có thể do vô ý.
Không ngoáy mũi: Giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm khuẩn mũi.






Giáo dục trẻ phòng tránh tiếp xúc với các vật kích thước nhỏ dễ trở thành dị vật.
Tránh ra vào nóng, lạnh đột ngột: vì khi đó thời tiết thay đổi đột ngột không những kiến trẻ dễ bị chảy máu cam mà còn có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Khi thời tiết quá oi bức hoặc quá lạnh: nên bảo vệ mũi cho trẻ bằng cách cho trẻ ở trong phòng và làm gì đó để cho không khí trong phòng được ổn định, ví dụ như bật quạt hay máy điều hòa nhiệt độ…
Duy trì độ ẩm nhất định: Môi trường và không khí khô chính là nguy cơ khiến trẻ nhà bạn dễ bị chảy máu cam.
Ngừng hút thuốc khi trong nhà có trẻ nhỏ, không những giúp trẻ phòng tránh được chảy máu cam mà còn giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Cho trẻ ăn uống chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất.
Nếu trẻ xuất hiện viêm mũi lâu ngày cần khám và điều trị ngay.
Ngoài ra, 2 lần một tuần bạn có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương.
CÁCH PHÒNG NGỪA
XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG KHI TRẺ TÉ NGÃ GÂY CHẤN THƯƠNG TAY CHÂN ?
Trong chấn thương trẻ nhỏ, chúng tôi chia ra 3 mức độ tổn thương: Mức độ nhẹ, mức độ trung bình và mức độ nặng.
Mức độ nhẹ: Sau té trẻ bị sưng bầm tại một vùng nào đó trên cơ thể nhưng sinh hoạt đi đứng ăn uống bình thường thì chỉ cần giữ sạch tránh xoa bóp và sức dầu nóng lên vùng này trong 72 giờ đầu. Ở múc độ này quí phụ huynh có thể giữ trẻ lại tại nhà để chăm sóc và theo dõi.
2. Mức độ trung bình:
- Nếu trẻ có vết xây xát hoặc có vết thương trên bề mặt da thì cần giữ sạch và băng bó tạm thời bằng gạc sạch sau đó đem trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí vết thương và hướng dẫn chích ngừa bệnh uốn ván.
- Nếu sau tế ngã bé bị sưng tay hoặc chân kèm cử động tay chân hạn chế cần cố định tạm vùng chi bị chấn thương, sau đó đem trẻ tới cơ sở y tế có chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình để được hướng dẫn và xử trí.
XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG KHI TRẺ TÉ NGÃ GÂY CHẤN THƯƠNG TAY CHÂN ?
Mức độ nặng: Nếu sau té trẻ có những dấu sau:
Buồn nôn hay nôn ói nhiều lần.
Trẻ kêu đau đầu nhiều.
Ngủ li bì kêu khó dậy.
Có yếu tay chân một bên.
Có cơn co giật.
Thì phải đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và chuyển tuyến chuyên khoa điều trị.
XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG KHI TRẺ TÉ NGÃ GÂY CHẤN THƯƠNG TAY CHÂN ?
Vài điều lưu ý các bậc phụ huynh đề phòng và hạn chế tai nạn xảy ra đối với trẻ em như sau:
Không để trẻ đứng gần hoặc đi ra lộ một mình.
Luôn để mắt và theo sát mọi hành động của trẻ nhất là đối với các trẻ có tính hiếu động.
Ở tuổi đi học cần kết hợp với nhà trường giáo dục, tuyên truyền, giáo dục cho trẻ biết những nguyên nhân và hậu quả do tai nạn.
CÁCH PHÒNG NGỪA
KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY PHẢI
CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO ?
4 sai lầm thường gặp trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài: khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ thường cho trẻ ăn lá ổi, hồng xiêm xanh... và các thuốc cầm đi ngoài khác. Trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo. Hậu quả: các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên.
Tự dùng kháng sinh: các bà mẹ thường tự dùng kháng sinh cho trẻ. Hậu quả: làm rối loạn thêm vi khuẩn chí (vi khuẩn có ích) trong đường tiêu hóa của trẻ, làm tiêu chảy kéo dài, trẻ hấp thu càng kém.
Lưu ý: sử dụng kháng sinh cần theo chỉ định của nhân viên y tế, áp dụng trong trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn, amip.
KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY PHẢI
CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO ?
Kiêng khem: nhiều bà mẹ cho trẻ kiêng thịt, trứng, sữa, cá... Hậu quả: ở trẻ bị tiêu chảy, khả năng hấp thu đã bị kém đi, lại ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng nên không có đủ năng lượng để chống đỡ với bệnh tật.




4. Bù dịch và điện giải không đúng: ngừng cho trẻ bú, chỉ cho trẻ uống nước đường hoặc cho uống oresol không đúng nồng độ quy định. Hậu quả: không bù được nước và điện giải, trẻ càng mất nước nhiều hơn, tình trạng nặng lên nhanh chóng.
KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY PHẢI
CHĂM SÓC NHƯ THẾ NÀO ?
CHĂM SÓC TRẺ TIÊU CHẢY CẤP TẠI NHÀ
Thế nào là tiêu chảy cấp:
Thời gian tiêu chảy Số lần tiêu chảy >3 lần/ngày.
Phân toé nước.
Chăm sóc trẻ tiêu chảy:
- Chống mất nước:
+ Uống đủ nước theo yêu cầu.
+ Tiếp tục bú mẹ và ăn uống bình thường, đủ chất dinh dưỡng.
+ Phòng mất nước: Uống 50 ->100ml sau mỗi lần đi cầu.
+ Tránh các thức ăn quá ngọt và nhiều chất xơ.
Các loại dung dịch cho trẻ:
+ Nước sôi để nguội.
+ Nước trà loãng.
+ Dung dịch muối đường (1000ml + 1 muỗng café muối + 8 muỗng café đường).
+ Dung dịch cháo muối (1200ml + 1 nhúm muối + 1 nắm gạo) nấu sôi 15 - 20 phút.
+ Nước dừa non.
+ Dung dịch ORS (có 2 loại)
* Loại gói: 1 gói + 1000ml nước.
* Loại viên: 1 viên + 250ml nước.
+ Tuyệt đối không dùng nước khoáng công nghiệp, nước ngọt công nghiệp.
Những điều cần biết không nên đối với trẻ bị tiêu chảy:
+ Kiêng khem.
+ Ngừng bú mẹ, ngừng sữa.
+ Dùng thuốc cầm ỉa.
+ Dùng kháng sinh bừa bãi.
+ Dùng những loại thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
+ Có thể dùng thuốc hạ nhiệt nếu trẻ sốt > 3805.
Khi nào cần đưa trẻ đến khám hoặc đưa đến thầy thuốc ngay:
+ Theo giấy hẹn của thầy thuốc.
+ Trẻ có các dấu hiệu của bệnh nặng.
+ Trẻ mất nước hơn: uống vồ vập, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 – 12 giờ, môi khô.
+ Đi tiêu và nôn nhiều lần trong thời gian ngắn.
+ Tiêu phân có đờm máu.
Phòng bệnh tiêu chảy:
+ Tiêm chủng: chú ý sởi.
+ Bú mẹ: 18-24 tháng.
+ Ăn dặm đúng phương pháp.
+ Vệ sinh môi trường, cá nhân.
XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO KHI
CÔN TRÙNG CHUI VÀO TAI TRẺ
Nếu có kiến, hay con gì khác trong tai, đừng cố lấy ra, nó sẽ chui sâu vào trong tai gây chấn thương màng nhĩ.
Nếu nhà xa, tốt nhất là lấy nước sôi để nguội nhỏ ngập tai, côn trùng sẽ tự bò ra ngay hoặc chết ngộp rồi đưa đến bác sĩ Tai Mũi Họng.
Nếu nhà gần thì đến bác sĩ Tai Mũi Họng luôn, vì nhiều khi đau tai không phải do côn trùng mà đau do viêm tai giữa cấp.
Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai:
Nên ngủ giường, không nên ngủ đất.
Không nên ăn, uống trên giường.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ra, áo gối nếu bị dính sữa.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.
XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO KHI
CÔN TRÙNG CHUI VÀO TAI TRẺ
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Chăm sóc sức khỏe ( xử lý trẻ sốt cao )
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Ngọc Kim Anh
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Chăm sóc sức khỏe
Gửi lên:
04/03/2014 15:46
Cập nhật:
04/03/2014 15:46
Người gửi:
N/A
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
1,024.00 bytes
Xem:
575
Tải về:
54
  Tải về
Từ site Trường Mầm Non Định Hiệp:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

- Sữa 
- Soup nui

Bữa trưa:

- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Bánh mì sandwich,hột gà

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây